Indicator là gì, những Indicator hay bạn nên dùng 2020
Table of Content
Nếu bạn đã và đang tìm hiểu về forex thì thuật ngữ Indicator hẳn không xa lạ gì. Thế nhưng ngay cả những người đã giao dịch forex và áp dụng vào trong giao dịch của họ, phần lớn vẫn chưa hiểu rõ bản chất của indicator là gì và Indicator có những loại nào và sử dụng indicator nào là tốt nhất.
Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về Indicator thì hãy tìm hiểu trong bài này nhé!
Indicator là gì trong Forex?
Indicator là gì- Theo cách hiểu đơn thuần nhất thì nó là chỉ báo kỹ thuật dựa trên những tính toán về khối lượng, giá lịch sử hoặc những thông tin về những hợp đồng tương lai để dự đoán xu hướng của thị trường
Mỗi indicator có công thức tính khác nhau, từ cơ bản đến phức tạp. Có indicator chỉ bao gồm một thành phần như MA, RSI, Momentum, CCI…, nhưng cũng có indicator bao gồm nhiều thành phần như Bollinger Bands, MACD… Mỗi phiên giao dịch tương ứng với một giá trị của chỉ báo, biểu diễn tất cả các giá trị của tất cả các phiên giao dịch trên cùng trục số sẽ được một biểu đồ.
Ý nghĩa của Indicator trong forex là gì?
Indicator được tính toán chủ yếu từ dữ liệu giá quá khứ nên nó thể hiện được sự tương quan giữa các mức giá hiện tại so với quá khứ và cả sự tương quan giữa giá cả ở tương lai so với quá khứ và hiện tại. Nhìn vào các indicator, bạn sẽ dự đoán được xu hướng chuyển động của giá sắp tới, từ đó lập chiến lược giao dịch cụ thể.
Xét về 3 công cụ chính của phương pháp phân tích kỹ thuật, bao gồm indicator (chỉ báo), candle pattern (mô hình nến) và chart pattern (mô hình giá) thì indicator là công cụ được sử dụng phổ biến nhất vì tính chất đơn giản và dễ sử dụng của nó. Bạn có thể tìm hiểu về biểu đồ forex để hiểu thêm về các mô hình trên.
Indicator cung cấp cho nhà đầu tư các tín hiệu về hành vi của giá trên thị trường, cho biết giá đang trong một xu hướng tăng hay giảm và xu hướng đó đã sắp kết thúc và đảo chiều hay đang biến động mạnh và tiếp tục xu hướng của nó…, từ đó bạn sẽ xác định được điểm vào lệnh, thoát lệnh, kể cả vị trí chốt lời hoặc cắt lỗ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn đầu tư forex để hiểu rõ hơn về indicator.
Vì vậy indicator là một công cụ không thể thiếu trên các thị trường tài chính như forex, chứng khoán, tiền điện tử,…
Phân loại Indicator.
Có 2 dạng Indicator :
- Chỉ báo nhanh (leading indicator – chỉ báo dẫn dắt)
Chỉ báo nhanh sẽ cho tín hiệu trước khi một xu hướng mới hay sự đảo chiều hình thành
- Chỉ báo chậm (lagging indicator)
Chỉ báo chậm cho tín hiệu sau khi xu hướng đã bắt đầu và cảnh báo cho bạn biết.
Những Indicator hay và hữu ích nên dùng.
Hiện nay có khá nhiều Indicator nhưng không phải Indicator nào cũng có thể sử dụng tốt. Bạn cần phải chọn lọc những Indicator phù hợp. Dưới đây là một vài Indicator hay.
- Coral Indicator
Coral indicator gắn liền với hệ thống giao dịch CCI/Coral ở trang babypips, tín hiệu của indicator này đi khá sát với price action. Bạn có thể để ý những đoạn giá pullback và tương tác với đường Coral rất tốt.
- RSI (Relative Strength Index)
RSI là chỉ báo động lượng đo lường trung bình tăng trưởng chia cho sụt giảm trong 1 giai đoạn thời gian. Cơ bản khi RSI cao thì thị trường đang có động lượng lớn (cả tăng hoặc giảm), và ngược lại.
Tuy nhiên, cách sử dụng này chỉ áp dụng tốt nhất với cổ phiếu và các chỉ số chứng khoán.
- Average True Range (ATR)
ATR là chỉ báo đặt dừng lỗ tốt nhất. Vì nó đo lường độ biến động. Dừng lỗ cần phải rộng khi biến động lớn, và hẹp khi biến động nhỏ.Bạn nên tìm hiểu về các chỉ báo kỹ thuật khác để hiểu hơn.
Bên cạnh đó, bạn hãy đăng ký thành viên tại Scope Markets ngay để nhận nhiều ưu đãi chính sách và nhận thông tin hàng ngày đầy bổ ích từ chúng tôi.
Tuyên bố miễn trừ: Bài viết ở trên không đại diện cho lời khuyên đầu tư hay một đề nghị đầu tư và không nên được hiểu là như thế. Những thông tin trước không tạo nên sự khuyến khích để giao dịch, và nó không đảm bảo hoặc báo trước về hoạt động trong tương lai của thị trường. Nhà đầu tư vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm về rủi ro đối với kết luận của họ. Việc phân tích và nhận xét được thể hiện không liên quan đến bất kỳ sự sự xem xét nào với các mục tiêu đầu tư, tình hình kinh tế hoặc yêu cầu cụ thể của bạn.