2 Chiến lược giao dịch mô hình nến Inside bar lợi nhuận cao

Table of Content

Nếu bạn đang giao dịch theo trường phái price action thì hẳn là không xa lạ với mô hình nến Inside bar. Inside bar sẽ trở nên dễ tiếp cận khi mà bạn tìm hiểu rõ và nắm vững ý nghĩa của nó trong thị trường giao dịch, Scope Markets sẽ chỉ cho các bạn những điều này qua bài viết dưới đây.

Khái quát về mô hình nến Inside Bar

Đầu tiên, có thể nói Inside bar là một mô hình nến Nhật cơ bản nhưng rất mạnh trong số các mẫu hình quan trọng của phương pháp Price Action. Để hiểu thêm về mô hình nến nhật bạn hãy tham khảo cách đọc biểu đồ nến. Mô hình nến Inside bar phù hợp với tất cả các thị trường tài chính. Nó là một mô hình tiếp diễn xu hướng trong phân tích kỹ thuật biểu đồ giá. 

Mô hình nến này gồm ít nhất 2 thanh nến, trong đó cây nến to phía trước được gọi là mother bar, cây nến nhỏ phía sau chính là inside bar. Nó còn được gọi với một tên khác là mô hình Harami. Inside Bar là một loại hành động giá (price action), nó thường là dấu hiệu của sự tiếp diễn xu hướng. Đôi khi nó cũng là dấu hiệu của sự đảo chiều.

Đặc điểm của mô hình nến Inside bar

Mô hình nến Inside bar không chỉ bao gồm 2 cây nến (1 mother bar, 1 inside bar) mà còn rất nhiều biến thể khác nữa.

  • Mô hình Inside bar cơ bản: là mô hình Inside bar chỉ bao gồm 1 nến con. Một mô hình Inside bar điển hình thì màu sắc của mother bar và Inside bar phải khác nhau. Tuy nhiên, Với Price Action thì không quan trọng, có thể giống hoặc có thể khác, điều cốt lõi là độ dài của các cây nến phải phù hợp với mô hình. Cho nên, khi áp dụng vào thực tế, các bạn thường chỉ giao dịch khi bắt gặp mô hình này với mother bar và Inside bar khác màu, không để ý đến trường hợp còn lại nên dễ bỏ lỡ những cơ hội mang về lợi nhuận cao.
  • Mô hình Inside bar đa nến (double/multi Inside bar): là mô hình Inside bar bao gồm 2 nến con trở lên. Số lượng nến con không quan trọng, chỉ cần thỏa mãn điều kiện các nến con nằm gọn bên trong nến mẹ thì đều là mô hình Inside bar. Đặc biệt, nến con càng nhiều, chứng tỏ quá trình tích lũy càng dài thì lực bức phá sẽ càng mạnh.
  • Mô hình Inside bar lồng vào nhau (Coiling Inside bar): là mô hình Inside bar có các nến con lồng vào nhau. Đây là một dạng đặc biệt của mô hình Inside bar đa nến, các nến con lồng vào nhau, nến đứng trước trở thành mother bar của các cây nến phía sau nó. Càng nhiều nến con lồng vào nhau thì lực bức phá của mô hình Inside bar càng mạnh.
  • Mô hình Inside bar – Pin bar kết hợp (Inside bar – Pin bar combo): là mô hình Inside bar có nến con là pin bar. Nếu mô hình Inside bar cho thấy sự tích lũy của thị trường và giá sẽ bức phá theo một hướng nhưng chưa rõ hướng nào, khi Pin bar xuất hiện trong mô hình ở vị trí nến con thì vai trò của nó chính là cung cấp tín hiệu rõ hơn về xu hướng bức phá của giá. Để rõ hơn bạn có thể tìm hiểu về mô hình nến Pin bar.

Mô hình phá vỡ giả của Inside bar (False breakout of Inside bar): Cây nến thứ 3 chính là breakout bar của mô hình Inside bar phía trước nó. Khi breakout bar này kết thúc, nhiều trader sẽ lầm tưởng rằng Inside bar bị phá vỡ và vào lệnh theo hướng phá vỡ, nhưng đó chỉ là một cú lừa đầy ngoạn mục từ thị trường, giá nhanh chóng đảo chiều mạnh, thân nến khá dài, lấp đầy chiều cao của toàn bộ mô hình, mở ra cho bạn một hướng giao dịch mới, nên nó mới có tên gọi là False breakout of Inside bar. Mô hình này không hẳn là một biến thể của Inside bar, và nó được xếp riêng vào một loại khác với tên gọi Fakey. Bạn có thể tham khảo thêm mô hình nến Fakey để hiểu hơn về mô hình này.

Mô hình nến Inside bar

Ý nghĩa của mô hình nến Inside bar

  • Mô hình Inside bar cho thấy thị trường đang trong giai đoạn tích lũy, nếu sau một xu hướng tăng mạnh thì nghĩa là phe mua bắt đầu giảm nhiệt, sau một xu hướng giảm mạnh thì phe bán đang chững lại, giảm lượng giao dịch, bằng chứng là mô hình Inside bar tạo đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn.
  • Mô hình Inside bar sẽ xuất hiện khi thị trường gần chạm những mức giá quan trọng, có thể là các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.
  • Khi mô hình nến Inside bar xuất hiện là dấu hiệu cho nhà giao dịch thấy rằng thị trường có thể đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng.
  • Mô hình này cung cấp một nơi tham gia giao dịch có rủi ro thấp hoặc thời điểm thoát lệnh hợp lý.

Chiến lược giao dịch với mô hình nến Inside Bar

Giao dịch tiếp diễn xu hướng

Khi thị trường đang trong một xu hướng mạnh thì mô hình Inside bar sẽ cho tín hiệu tiếp diễn mạnh mẽ hơn so với tín hiệu đảo chiều.

Cách giao dịch với chiến lược này như sau:

  • Đầu tiên, xác định xu hướng chung của thị trường (tăng mạnh hay giảm mạnh)
  • Nếu là uptrend thì đặt một lệnh Buy Stop tại giá cao nhất của mother bar (khi giá vượt qua khỏi mức này, đồng nghĩa với mô hình Inside bar bị phá vỡ), hoặc để an toàn hơn, các bạn có thể chờ đợi sự xuất hiện của cây nến xác nhận (nến tăng sau nến con và tạo đỉnh cao hơn mother bar) và vào lệnh Buy khi cây nến xác nhận này kết thúc.
  • Nếu là downtrend thì đặt một lệnh Sell Stop tại giá thấp nhất của mother bar, hoặc vào lệnh Sell khi cây nến xác nhận (nến giảm sau nến con và tạo đáy thấp hơn mother bar) kết thúc.
  • Đặt stop loss dưới đáy của mother bar 5-6 pips (uptrend) hoặc trên đỉnh mother bar 5-6 pips (downtrend). Take profit với tỷ lệ R:R tối thiểu 1:2.

Trong xu hướng mạnh thì mô hình nến Inside bar thường xuất hiện rất nhiều lần, nếu các bạn nhồi lệnh mỗi khi Inside bar xuất hiện thì lợi nhuận mang về sẽ rất lớn. Tuy nhiên, cần lưu ý những vùng giá quan trọng để tránh trường hợp Inside bar đảo chiều.

Giao dịch tiếp diễn xu hướng

Giao dịch đảo chiều xu hướng

Khi thị trường di chuyển đến các vùng giá quan trọng, giá thường sẽ bức phá theo hướng đảo chiều sau khi mô hình Inside bar hình thành.

Chiến lược giao dịch đảo chiều với Inside bar được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên vẫn là xác định xu hướng chung của thị trường (uptrend, downtrend)
  • Xem xét giá hiện tại của thị trường có đang gần các vùng giá quan trọng hay không, nếu không thì chiến lược này sẽ không thực hiện được. Nếu có, hãy chờ đợi sự xuất hiện của mô hình Inside bar.
  • Khi mô hình Inside bar xuất hiện, xác định mô hình này đang nằm ở vùng giá quan trọng nào (vùng kháng cự hay hỗ trợ, mức cản càng mạnh thì khả năng đảo chiều càng lớn).
  • Vào lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình hoặc chờ đợi thêm sự xác nhận của confirm bar.
  • Đặt stop loss tại đỉnh của mother bar nếu là đảo chiều giảm và tại đáy của mother bar nếu là đảo chiều tăng. Take profit theo tỷ lệ R:R hợp lý.

Trong ví dụ dưới đây, mô hình Inside bar xuất hiện đến 2 lần tại vùng kháng cự mạnh. Các bạn có thể áp dụng chiến lược đặt lệnh như trên hình, nghĩa là vào lệnh Sell khi cây nến xác nhận kết thúc hoặc có thể đặt lệnh Sell Stop tại giá thấp nhất của mother bar khi mô hình Inside bar xuất hiện tại mức kháng cự này. Bằng việc nhồi 2 lệnh liên tiếp, các bạn đã mang về một khoản lợi nhuận rất lớn. Nếu để ý, các bạn sẽ thấy mô hình Inside bar lại xuất hiện thêm một lần nữa, tuy nhiên, mô hình này nằm khá xa vùng kháng cự, để có thể tự tin nhồi tiếp một lệnh Sell nữa trong tình huống này có thể là điều hết sức khó khăn, trừ khi các bạn có đủ kỹ năng và kinh nghiệm phân tích hành động giá. Để chọn lựa cho mình một cặp tỉ giá phù hợp bạn nên tham khảo thêm các cặp tỉ giá trong thị trường.

Giao dịch đảo chiều xu hướng

Lưu ý khi giao dịch với mô hình nến Inside bar

  • Nên giao dịch trên khung thời gian lớn, từ H4 trở lên, các khung thời gian nhỏ hơn dễ gặp các tín hiệu bị nhiễu, không chính xác.
  • Hãy cẩn thận với mô hình phá vỡ giả của Inside bar (Fakey), các trader mới rất dễ mắc phải sai lầm khi gặp mô hình này.
  • Giao dịch đảo chiều xu hướng không đơn giản, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích hành động giá và kỹ năng xác định các ngưỡng giá quan trọng (kháng cự, hỗ trợ), nếu bạn là một người mới, nên giao dịch tiếp diễn với Inside bar và cẩn trọng với tín hiệu đảo chiều.
  • Một ưu điểm khá lớn của mô hình này là tỷ lệ R:R khá tốt vì điểm stop loss không quá xa điểm vào lệnh. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm, giao dịch với Inside bar rất dễ bị quét stop loss vì mức dừng lỗ quá gần.

Là một trong những mẫu mô hình nến quan trọng của Price Action, các bạn cần nghiên cứu và luyện tập giao dịch thật nhiều. Inside bar hay Price Action tuy đơn giản về hình thức nhưng lại vô cùng phức tạp khi tiếp cận, hãy tích lũy thật nhiều kinh nghiệm. Bạn hãy đăng ký thành viên tại Scope Markets ngay để nhận nhiều ưu đãi chính sách và trải nghiệm thị trường này.

Chia sẻ bài viết này:
Scope Markets

Recent Posts

BOJ dự báo lạm phát thấp trong nhiều năm, việc rút lại kích thích tiền tệ chậm trễ

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã giữ ổn định các thiết lập chính…

3 năm ago

Lợi suất ngắn hạn nhảy vọt với lạm phát

Chứng khoán châu Á sụt giảm vào thứ Tư với những lo lắng về quy…

3 năm ago

Chứng khoán châu Âu cao hơn; Thu nhập quý 3 ấn tượng của UBS

Thị trường chứng khoán châu Âu dự kiến sẽ tăng cao hơn vào thứ Ba,…

3 năm ago

Hợp đồng tương lai Châu Âu ổn định

Thị trường chứng khoán châu Âu dự kiến sẽ mở cửa ổn định vào thứ…

3 năm ago

Fed cấm các quan chức sở hữu cổ phiếu cá nhân, hạn chế giao dịch sau tranh cãi

Đáp lại tranh cãi ngày càng tăng về các hoạt động đầu tư, Cục Dự…

3 năm ago

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản giảm

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm chuẩn của Nhật Bản giảm…

3 năm ago