2 Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự tối ưu cho người mới

Đăng bởi Scope Markets -
Scope Markets

Table of Content

Bạn có thể đã nghe câu nói “mua thấp và bán cao”. Các nhà giao dịch ngoại hối mới thường đặt câu hỏi mức thấp là thấp như thế nào và cao như thế nào là cao. Mức hỗ trợ và kháng cự giúp chúng ta định lượng các mức này là sử dụng các khu vực mà giá đã dừng lại và thay đổi hướng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mức hỗ trợ và kháng cự qua bài viết này.

Mức hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và Kháng cự là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật, các mức giá quan trọng này dựa trên một khái niệm dễ hiểu nhưng rất khó để thành thạo.Bạn có thể tham khảo phân tích kỹ thuật Forex để hiểu rõ hơn. Cách xác định các mức giá tức là phương pháp dùng để xác định các ngưỡng mà giá trong quá khứ đã từng đảo chiều hoặc ít nhất đã chậm lại và tin rằng các hành vi giá đó sẽ lặp lại trong tương lai, đó cũng là phù hợp với lý thuyết Dow.

Khi giá di chuyển lên và sau đó giảm trở lại, điểm cao nhất đạt được trước khi nó giảm trở lại bây giờ là kháng cự. Các mức kháng cự cho biết nơi nào sẽ có quá bán. Khi giá tiếp tục tăng trở lại, điểm thấp nhất đạt được trước khi bắt đầu quay trở lại hiện là hỗ trợ . Mức hỗ trợ cho biết nơi nào sẽ có quá mua. Bằng cách này, kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi giá di chuyển lên và xuống theo thời gian. Điều ngược lại là đúng trong xu hướng giảm.

Có hàng trăm phương pháp để xác định hỗ trợ và kháng cự (S&R). Nếu một nhà giao dịch quyết định đặt tất cả các đường trên biểu đồ, họ thậm chí sẽ không thể nhìn thấy giá trên biểu đồ. Tại sao? Bởi vì giá chỉ đơn giản là sẽ biến mất sau các dòng. Rõ ràng, các nhà giao dịch phải chọn các mức S&R tốt nhất, nếu không, biểu đồ trở nên khó đọc và không sử dụng được.

Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự này có thể trùng nhau tại các điểm đảo chiều, các vùng nghẽn hoặc các vùng giá mà đại đa số các nhà giao dịch thường để ý tới, và tại các khung thời gian càng cao, các ngưỡng này càng có liên quan với nhau rất mật thiết, khi chúng ta nắm được các yếu tố này, khả năng thành công trong giao dịch của chúng ta khá cao.

Mức hỗ trợ và kháng cự
Mức hỗ trợ và kháng cự

Ý nghĩa của việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự

Việc xác định tốt những mức hỗ trợ và kháng cự là công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó là yếu tố quyết định thành công của bạn trong giao dịch, nhưng nó có thể mất nhiều thời gian để học tập và thực hành. Các mức giá quan trọng này thường xuất hiện tại những thời điểm chủ chốt của dòng tiền mua hoặc bán trên thị trường, bạn có thể tìm hiểu về các cặp tiền tệ để có lựa chọn tốt hơn. Thậm chí ngoài thực tế cho thấy các ngưỡng này thay đổi vai trò hỗ trợ và kháng cự lẫn nhau và có thể được dùng để xác định biên độ của thị trường, các điểm đảo chiều, bật lại hoặc phá vỡ. Nên chúng ta không nên cân nhắc các mức hỗ trợ và kháng cự cứng, vì các vùng giá này có thể chuyển đổi qua cho nhau rất linh hoạt.

Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự

1 Hỗ trợ kháng cự là vùng giá

Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá chứ không phải là một mức giá cụ thể, vì thế rất nhiều trader xác định sai ngưỡng hỗ trợ kháng cự, từ đó có những quyết định giao dịch sai. Để đơn giản khi xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn hãy lấy vùng giá của bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự. Nếu vùng đỉnh đáy có nhiều nến, có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất/thấp nhất và giá đóng/mở cửa gần nhất.

  • Tại đỉnh, vùng kháng cự sẽ là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá đóng/mở cửa.
  • Tại đáy, vùng hỗ trợ là khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.
Hỗ trợ kháng cự là vùng giá
Hỗ trợ kháng cự là vùng giá

2 Sử dụng biểu đồ đường để vẽ hỗ trợ kháng cự

Nếu bạn thấy khó khăn trong việc xác định ngưỡng hỗ trợ kháng cự theo cách trên, bạn có thể sử dụng 1 mẹo rất hay, đó là chuyển biểu đồ nến về biểu đồ đường (Line chart). Biểu đồ đường là biểu đồ nối tất cả các điểm đóng cửa lại với nhau. Vì nó chỉ có một đường nên bạn sẽ dễ nhìn hơn trong những giai đoạn thị trường bị quét nhiều lần. Nhìn vào hình ảnh ví dụ dưới đây, bạn có thể vẽ hỗ trợ và kháng cự của mình xung quanh các khu vực nơi bạn thấy các vùng đỉnh và đáy dễ dàng hơn rất nhiều so với biểu đồ nến.

Sử dụng biểu đồ đường để vẽ hỗ trợ kháng cự
Sử dụng biểu đồ đường để vẽ hỗ trợ kháng cự

Những lưu ý về hỗ trợ và kháng cự

1  Hỗ trợ kháng cự sẽ càng mạnh nếu giá thường xuyên phản ứng tại đó

Giá càng thường xuyên test một kháng cự mà không phá vỡ được thì vùng kháng cự đó được cho rằng càng mạnh (điều này không có nghĩa là nó sẽ không phá được vùng đó), và ngược lại với hỗ trợ.

Khi một kháng cự mạnh bị phá vỡ, sức mạnh của sự phá vỡ tỷ lệ với sức mạnh của kháng cự đó. Nói cách khác, nếu kháng cự càng mạnh thì khi bị phá vỡ thì giá tăng càng mạnh. Và ngược lại với hỗ trợ.

2 Hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự khi bị phá vỡ, và ngược lại

Hỗ trợ chuyển thành kháng cự: Giả sử bạn đã đánh dấu mức hỗ trợ tốt trên biểu đồ, nhưng giá gần đây đã vượt qua mức đó và tiếp tục đi xuống. Nếu giá hồi trở lại mức hỗ trợ cũ của bạn, thì mức đó cũng sẽ trở thành mức kháng cự.

Kháng cự chuyển thành hỗ trợ: Giả sử bạn đã đánh dấu mức kháng cự tốt trên biểu đồ, nhưng giá gần đây đã vượt qua mức đó và tiếp tục đi lên. Nếu giá hồi trở lại mức kháng cự cũ của bạn, thì mức đó cũng sẽ trở thành mức hỗ trợ.

3 Phá cản rõ ràng và không rõ ràng

Có 02 trường hợp mà chúng ta quan tâm ở đây đó là Phá cản rõ ràng, và phá cản không rõ ràng:

  • Trường hợp 01: Phá cản rõ ràng

Trong ví dụ, bạn có thể thấy một vài ví dụ nơi mà các mức kháng cự cũ đã trở thành ngưỡng hỗ trợ. Bạn cũng có thể nhìn thấy một số ví dụ về những vùng kháng cự được phá thủng một cách rõ ràng và một số tín hiệu mua đã xuất hiện sau khi giá đã trở lại mức hỗ trợ mới (do kháng cự trước đó chuyển thành hỗ trợ).

Phá cản rõ ràng
Phá cản rõ ràng
  • Trường hợp thứ 02: Phá thủng cản không rõ ràng
hỗ trợ và kháng cự
Phá thủng cản không rõ ràng

Trong hình dưới đây, bạn có thể thấy một vài ví dụ cho thấy các cách mà giá đi qua vùng kháng cự trước đó. Lưu ý cách giá đã không phá thủng hoàn toàn, và sau đó hồi ngược trở lại.

Bạn nên phân biệt hai trường hợp này rõ ràng là bởi vì ở trường hợp thứ nhất phá cản rõ ràng, dù có xuất hiện đảo chiều ngắn hạn thì trong dài hạn, nó vẫn tiếp tục xu hướng cũ (tăng hoặc giảm rõ ràng). Còn trường hợp 02 phá cản không rõ ràng thì giá sẽ có thể quay ngược lại và đảo chiều. Đây là điểm mấu chốt của Kháng cự và hỗ trợ mà bạn cần lưu ý.

Mức hỗ trợ và kháng cự không khó sử dụng, nó sẽ là công cụ mang lại lợi nhuận tốt nhất cho bạn. Hãy đăng ký thành viên tại Scope Markets ngay để nhận nhiều ưu đãi chính sách và trải nghiệm thị trường tốt nhất.

Chia sẻ bài viết này:

Tuyên bố miễn trừ: Bài viết ở trên không đại diện cho lời khuyên đầu tư hay một đề nghị đầu tư và không nên được hiểu là như thế. Những thông tin trước không tạo nên sự khuyến khích để giao dịch, và nó không đảm bảo hoặc báo trước về hoạt động trong tương lai của thị trường. Nhà đầu tư vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm về rủi ro đối với kết luận của họ. Việc phân tích và nhận xét được thể hiện không liên quan đến bất kỳ sự sự xem xét nào với các mục tiêu đầu tư, tình hình kinh tế hoặc yêu cầu cụ thể của bạn.

Phương thức thanh toán

Scope Markets
Scope Markets
Scope Markets
Scope Markets

Giải thưởng

Scope Markets
Scope Markets
Scope Markets
Scope Markets

Scope Markets cung cấp dịch vụ giao dịch cá nhân và tổ chức cho những doanh nghiệp và nhà giao dịch toàn cầu. Đội ngũ quản lý cấp cao của chúng tôi đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành, và chúng tôi tự hào với mối quan hệ đối tác bền chặt đã xây dựng qua nhiều năm. Dù là doanh nghiệp hay cá nhân, Scope Markets đều có nhiều giải pháp giao dịch phù hợp, linh hoạt, tiết kiệm chi phí, sáng tạo và luôn đặt khách hàng lên ưu tiên hàng đầu.

Liên Hệ

Địa chỉ đăng ký:
6160, Park Avenue, Buttonwood Bay, Lower Flat Office Space Front, Belize City, Belize

Email:
customerservice@scopemarkets.com

Điện thoại:
+44 2030 516959

Cảnh Báo Rủi Ro

Xin lưu ý rằng giao dịch ngoại hối và giao dịch các sản phẩm có đòn bẩy khác đều tiềm ẩn mức độ rủi ro cao và không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Việc giao dịch các công cụ tài chính có thể dẫn đến thua lỗ cũng như lợi nhuận và thua lỗ của bạn có thể lớn hơn vốn đầu tư ban đầu. Trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn cần chắc chắn rằng bạn đã hiểu đầy đủ các rủi ro liên quan và tìm kiếm tư vấn độc lập nếu cần thiết. Vui lòng đọc và chắc chắn bạn hiểu đầy đủ phần Công Bố Rủi Ro của chúng tôi.

Thông Tin Pháp Lý

RS Global Ltd is authorized and regulated by the Financial Services Commission of Belize ("FSC") under the Securities Industry Act 2021 with registration number 000274/2.

Những Khu Vực Hạn chế

Scope Markets không cung cấp dịch vụ cho cư dân của một số khu vực pháp lý nhất định. Vui lòng đọc kỹ tài liệu Các quốc gia bị hạn chế của chúng tôi.

Trang web này sử dụng cookie để mang đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất và giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về bạn. Bằng việc truy cập trang web và bật cho phép cookie trên trình duyệt, bạn chấp thuận việc chúng tôi sử dụng cookie như đã mô tả trong phần Chính Sách Quyền Riêng Tư của chúng tôi.

© Bản quyền 2022 © Scope Markets. Bảo Lưu Mọi Quyền.